Dấu hiệu bệnh lao đang 'tấn công' bạn
1. Ho: Những người ho kéo dài trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi…, dù đã dùng thuốc kháng sinh nhưng không giảm thì hãy nghĩ có thể là dấu hiệu bệnh lao.
2. Khạc ra đờm: Ho, khạc đờm (kéo dài trên 3 tuần, đã dùng thuốc kháng sinh nhưng không khỏi) là những triệu chứng bệnh lao điển hình, hay gặp của bệnh lao phổi.
3. Ho ra máu: Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi, biểu hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.
4. Đau ngực, khó thở: Đây là dấu hiệu bệnh lao dễ nhận thấy. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.
5. Gầy, sụt cân: Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên phải nghĩ ngay tới lao phổi.
6. Sốt: Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hoặc gai lạnh về chiều.
7. Ra mồ hôi: Tình trạng này là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm.
8. Chán ăn, mệt mỏi: Là dấu hiệu bệnh lao rất phổ biến, có thể do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, không muốn ăn uống. Nhiều người bỏ qua dấu hiệu quan trọng này.
Bệnh lao phổi lây qua đường nào?

Bệnh lao không lây nhiễm khi bắt tay, sử dụng chung thức ăn và đồ uống
• Lao phổi do trực khuẩn lao có tên là Mycobacterium tuberculosis gây nên. Phổi là cơ quan mà trực khuẩn lao hay tấn công nhất, tuy nhiên trực khuẩn lao có thể tấn công bất cứ cơ quan nào như thận, não, cột sống, khớp, tinh hoàn…
• Lao phổi là bệnh lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, do hít phải trực khuẩn lao phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi, la hét, hát...
• Những người ở gần xung quanh có thể hít phải trực khuẩn lao có trong không khí và bị nhiễm bệnh.
• Bệnh lao không lây nhiễm trong những trường hợp như bắt tay, sử dụng chung thức ăn và đồ uống, sử dụng chung nhà vệ sinh hay chạm vào ga trải giường của người bệnh…
Mọi người cần nhận biết sớm dấu hiệu bệnh lao để thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời, phòng tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình và cộng đồng.
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)